MỚI Rắn đuôi chuông ăn gì? Có ở Việt Nam không? Nguy hiểm thế nào?

Cùng Duypets dành 15 phút đọc bài Rắn đuôi chuông ăn gì? Có ở Việt Nam không? Nguy hiểm thế nào?. Đa số các bài này mình đều tham khảo ở nhiều nguồn khác nhau từ Việt Nam cho tới Thế Giới. Do đó có vài chổ trình bày chưa đẹp, câu cú chưa hay, mong bạn thông cảm

Khuyến nghị:
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên lưu lại trang này lại (bấm Ctrl + D), vì mình sẽ cập nhật mới thường xuyên

Trong số các loài rắn có mặt trên thế giới, rắn đuôi chuông được đánh giá là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất. Chúng có thể khiến nạn nhân tử vong chỉ sau vài phút. Để hiểu rõ hơn mức độ độc hại của chúng, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!

1/ Nguồn gốc rắn đuôi chuông

Rắn đuôi chuông còn được người ta biết đến với cái tên rắn chuông hoặc rắn rung chuông. Chúng có nguồn gốc từ các nước châu Mỹ, thuộc phân họ Crotalinae. Đây là họ rắn độc với lượng nọc độc cực mạnh.

Có hơn 70 loại rắn đuôi chuông trên thế giới, trong đó một số loài phổ biến là rắn đuôi chuông Mojave, Rattlesnake,…

rắn đuôi chuông

2/ Tìm hiểu về rắn đuôi chuông

Tên gọi rắn đuôi chuông xuất phát từ chính đặc điểm cơ thể của chúng. Đuôi loại rắn này khác biệt với những loài khác ở chỗ chúng có thể phát tiếng kêu.

Đặc điểm rắn đuôi chuông ở Việt Nam

Rắn đuôi chuông cũng có ở Việt Nam, chúng sở hữu thân mình khá to lớn, con trưởng thành lớn nhất thế giới dài hơn 2 mét, nặng từ 5 – 7 kg. Lớp da của chúng màu nâu, lưng đốm với nhiều chấm, hoa văn hoạt tiết khác nhau tùy loài và môi trường sống.

Tất cả các con rắn đuôi chuông đều có phần đuôi rỗng, gồm nhiều vòng tròn nối tiếp nhau, nhỏ dần về cuối đuôi, bên trong không có thịt. Khi rung đuôi, tiếng rắn chuông kêu sẽ phát ra do lớp sừng cứng (keratin) va chạm vào nhau.

 rắn chuông

Như các loài rắn bình thường khác, rắn chuông cũng trải qua quá trình lột da, khoảng 5 – 6 lần/năm, sau mỗi lần như vậy lớp đuôi của chúng lại dày thêm một chút, tiếng kêu cũng to hơn. Chúng cũng sở hữu bộ hàm cứng và 2 chiếc răng nanh nhọn hoắt ở hàm trên để truyền nọc độc đến nạn nhân.

Rắn đuôi chuông sống ở đâu?

Rắn chuông thích sống ở những vùng sa mạc hoặc rừng, thảo nguyên khô. Phần lớn thời gian chúng ở trong hang nhưng đôi khi, bạn có thể thấy chúng nằm phơi nắng ở nơi quang đãng. Nếu bắt gặp con người, chúng sẽ lẩn tránh, chỉ tấn công khi bị đe dọa đến tính mạng.

Rắn đuôi chuông sinh sản thế nào?

Khác với phần lớn các loài rắn, rắn chuông không đẻ trứng mà lại đẻ con trực tiếp. Chúng thực hiện giao phối, sinh sản trong khoảng tháng 1 – tháng 3.

Sau khi sinh sản, rắn cái thường bị mất năng lượng và chúng ăn thịt đồng loại để hồi phục, chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản sau.

🔥🔥🔥 Có thể bạn quan tâm:

Rắn cạp nia

Rắn hổ mang

rắn đuôi chuông sinh sản

Khi mới sinh ra, rắn chuông con đã có đầy đủ chức năng như con trưởng thành, bao gồm cả nọc độc. Thậm chí, việc bị rắn con cắn còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với rắn trưởng thành.

Bởi con rắn nhỏ còn chưa biết kiểm soát nọc độc, mỗi lần cắn chúng truyền rất nhiều nọc độc vào con mồi, có thể khiến nạn nhân tê liệt, tử vong ngay tức khắc.

3/ Rắn đuôi chuông săn mồi thế nào?

Loài rắn độc sa mạc này khá lười biếng, chúng thường không chủ động đi tìm kiếm thức ăn mà sẽ nằm sẵn trong hang chờ con mồi đi qua thì rình và cắn. Thức ăn ưa thích của chúng là các loài chim, chuột, bò sát nhỏ, rất hiếm khi chúng ăn thịt đồng loại của mình.

Sau khi tấn công con mồi, nọc độc sẽ truyền từ qua răng nanh đến các tế bào trên cơ thể con mồi, khiến chúng chết đi chỉ trong vài phút.

rắn chuông săn mồi

4/ Nọc độc của rắn đuôi chuông

Nọc độc của rắn chuông được xếp vào top những loại độc nguy hiểm nhất trên thế giới. Sau khi nhiễm độc, nọc của chúng sẽ đi theo đường máu, làm cho các tế bào hồng cầu cũng như tế bào thần kinh bị phá hủy, khiến con mồi tê liệt chỉ trong vài phút.

Khi bị rắn đuôi chuông chúa cắn, khả năng tử vong sẽ lên đến 90% trong thời gian ngắn. Ngay cả khi được cứu chữa kịp thời, khu vực bị cắn cũng sẽ bị liệt, hoại tử. Rất nhiều người đã phải cắt bỏ tay, chân vì con vật cực độc này.

5/ Phân biệt rắn đuôi chuông và rắn hổ mang?

Rắn đuôi chuông và rắn hổ mang đều là những loài rắn độc, mức độ nguy hiểm ngang nhau. Tuy nhiên, nọc độc của rắn chuông sẽ khó xử lí, tỉ lệ tử vong cao hơn. Do đó, bạn nên hiểu rõ cách phân biệt chúng để có cách đối phó thích hợp.

rắn đuôi chuông và rắn hổ mang

Đặc điểm rõ ràng nhất để phân biệt 2 loại rắn độc này chính là chiếc đuôi. Đuôi rắn hổ mang có cấu trúc giống như thân rắn, chỉ hơi thuôn và nhọn về cuối đuôi.

Còn đuôi rắn chuông lại khác biệt hẳn so với thân mình, gồm những vòng tròn nhỏ nối tiếp nhau, được cấu tạo từ keratin và rỗng ở bên trong, đồng thời có thể phát ra tiếng rắn chuông kêu.

Ngoài ra, phần cổ rắn hổ mang hơi dẹt, phình ngang và đặc biệt to lên khi rắn muốn uy hiếp, tấn công kẻ thù.. Còn cổ rắn đuôi chuông lại thuôn theo thân mình, không hề phình ra chút nào. Kích thước rắn chuông cũng có phần to, mình đậm hơn rắn hổ mang.

👉👉👉 Đọc thêm

Rắn hổ trâu có độc không

Rắn Lục

6/ Rắn đuôi chuông làm món gì? Có ăn được không?

Mặc dù là một loài rắn cực độc nhưng rắn đuôi chuông cũng có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, chỉ cần bạn can đảm ăn thịt chúng và biết cách thực hiện.

Xúc xích rắn đuôi chuông

Đây là một món đặc sản được nhiều người can đảm yêu thích. Món ăn này có nguồn gốc từ 1 nhà hàng ở Los Angeles, Mỹ. Bạn cũng có thể tự chế biến tại nhà bằng cách:

xúc xích rắn đuôi chuông

  • Rắn đuôi chuông chặt đầu, chặt đuôi, chỉ sử dụng phần thân.
  • Lột da, mổ bụng, loại bỏ nội tạng rắn, sau đó rửa sạch, ngâm cùng rượu gừng nhằm loại trừ mùi hôi, tanh.
  • Cắt khúc thịt rắn, sau đó cho vào máy xay xay nhỏ thịt.
  • Chuẩn bị lòng non, rửa sạch để làm vỏ xúc xích, lộn mặt trong lòng ra và dùng dao cạo sạch mỡ.
  • Nhồi thịt rắn xay nhuyễn vào trong vỏ lòng, sau đó cho vào nồi hấp trong vòng 15 phút, sau đó để nguội và bạn có thể cho vào tủ lạnh dùng dần.

Cháo rắn chuông

Thịt rắn chuông khi hầm cùng cháo sẽ có vị ngọt, thơm khác lạ. Hơn nữa, đây còn là món ăn bổ dưỡng, cung cấp nhiều đạm, protein cho cơ thể. Cách thực hiện vô cùng đơn giản như sau:

cháo rắn đuôi chuông

  • Gạo đem vo sạch, sau đó để ráo nước.
  • Lấy phần thân rắn đem lột da, mổ bụng, loại bỏ nội tạng, rửa và ngâm cùng rượu để loại bỏ mùi hôi.
  • Xay nhỏ thịt rắn, đem bắc lên chảo xào chín.
  • Cho phần thịt rắn đã xào vào hầm cùng cháo trong khoảng 1 tiếng.
  • Tắt bếp và thưởng thức cháo nóng.

Trên đây là những thông tin hữu ích bạn cần biết về rắn đuôi chuông – loài rắn cực độc trên thế giới. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được bổ sung về chúng, vui lòng comment dưới bài viết để được giải đáp nhanh nhất!

 

Nguồn Tổng Hợp



source https://duypets.com/moi-ran-duoi-chuong-an-gi-co-o-viet-nam-khong-nguy-hiem-the-nao/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến