MỚI Rắn Cạp Nia độc như thế nào? Cách phân biệt rắn cạp Nong & Cạp Nia

Cùng Duypets dành 15 phút đọc bài Rắn Cạp Nia độc như thế nào? Cách phân biệt rắn cạp Nong & Cạp Nia. Đa số các bài này mình đều tham khảo ở nhiều nguồn khác nhau từ Việt Nam cho tới Thế Giới. Do đó có vài chổ trình bày chưa đẹp, câu cú chưa hay, mong bạn thông cảm

Khuyến nghị:
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên lưu lại trang này lại (bấm Ctrl + D), vì mình sẽ cập nhật mới thường xuyên

Rắn cạp nia là một trong loài rắn độc và nguy hiểm nhất thế giới. Nọc độc của chúng có thể gây tử vong nhanh chóng. Cùng Duy Pets tìm hiểu thêm về loài rắn nguy hiểm này qua bài viết dưới đây!

1/ Tìm hiểu về rắn cạp nia

Rắn cạp nia được đánh giá là một trong những loài rắn cực độc trên Trái Đất. Chỉ cần một vết cắn của chúng cũng có thể khiến nạn nhân không thể hô hấp và tử vong nhanh chóng.

Nguồn gốc rắn cạp nia

Rắn cạp nia thuộc chi cạp nia (có tên tiếng anh là Bungarus), một chi nhỏ trong họ Rắn hổ. Chúng có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan,…

Hình ảnh rắn cạp nia
Hình ảnh rắn cạp nia

Đặc điểm rắn cạp nia

Rắn cạp nia có cơ thể không quá lớn, chiều dài trung bình chỉ khoảng 1 mét. Chúng có nhiều khoang trắng – đen xám lẫn lộn, khoang trắng dài khoảng 10cm và khoang tối màu khoảng 20 – 30cm.

Chiều rộng rắn cạp nia khoảng 5 – 10cm, hình dạng hình tam giác chứ không tròn như nhiều loài rắn khác. Phần đuôi chúng nhỏ dần và nhọn hoắt ở phía cuối. Một số loài rắn cạp nia lại có phần đầu và đuôi màu đỏ chót.

Rắn cạp nia sinh sản

Rắn cạp nia là loài động vật đẻ trứng. Vào mùa sinh sản, khoảng tầm tháng 3, cơ thể rắn cái sẽ tiết ra chất dịch để thu hút rắn đực. Chúng sẽ quấn lấy nhau và thực hiện giao hợp trong khoảng 10 phút.

Sau khi giao phối và mang bầu, rắn cái sẽ di chuyển chậm chạp, khó khăn hơn. Mỗi lần chúng đẻ khoảng 5 – 10 quả trứng trong các hốc cây, ổ lá, bụi rậm, sau đó rắn mẹ sẽ ở bên canh chừng cho đến khi trứng nở thành rắn cạp nia nhỏ.

rắn cạp nia sinh sản

Thời gian hoạt động của rắn cạp nia

Ban đêm là thời gian hoạt động chính của rắn cạp nia. Vào ban ngày, chúng khá lười biếng và chậm chạp, thường cuộn tròn trong các hốc cây, bụi rậm để ngủ.

Khi màn đêm buông xuống, chúng bò ra ngoài kiếm ăn, chờ con mồi đi qua và tấn công chúng. Lúc này, loài rắn này trở nên nhanh nhẹn, tinh ranh và hiểm ác hơn gấp bội. Đây cũng là lúc có nhiều nạn nhân bị rắn cạp nia cắn nhất.

2/ Môi trường sống của rắn cạp nia

Rắn cạp nia có thể sinh sống tại nhiều địa hình khác nhau, từ đồng bằng, trung du đến miền núi. Bạn có thể bắt gặp chúng trong các khu rừng rậm rạp, trong các hang đá, ven sông suối hoặc đôi khi chúng lại sống trong các khu vườn, bụi rậm, bờ ao quanh vùng dân cư.

môi trường sống rắn cạp nia

3/ Rắn cạp nia ăn gì?

Đây là loài động vật ăn thịt. Chúng ăn tất cả các loài động vật nhỏ mà chúng thấy như chuột, ếch, nhái, thằn lằn nhỏ, thậm chí ăn cả chính đồng loại của mình gồm thịt rắn và trứng rắn. Chúng thường kiếm ăn về đêm, lượng thức ăn tiêu thụ có thể lớn bằng trọng lượng cơ thể chúng.

4/ Cách phân biệt rắn cạp nong và rắn cạp nia

Rắn cạp nia và cạp nong cùng là 2 loài rắn cực độc thuộc chi cạp nia, họ Rắn hổ. Chúng có họ hàng gần và ngoại hình, đặc tính cũng tương tự nhau.

Tuy nhiên, vẫn có một số điểm khác biệt giúp phân biệt rắn cạp nong và rắn cạp nia, đó là:

  • Rắn cạp nong: Cơ thể gồm nhiều khoang đen – vàng xen kẽ nhau rất nổi bật. Đầu chúng lớn và ngắn hơn, mắt to, đuôi tròn và không dài bằng rắn cạp nia.
  • Rắn cạp nia: Các khoang xen nhau màu đen – trắng, đuôi phẳng, dài và nhọn hơn cạp nong.

phân biệt rắn cạp nong và rắn cạp nia

5/ Các dòng rắn cạp nia phổ biến ở Việt Nam

Trên thế giới hiện có khoảng 12 loài rắn cạp nia đã được tìm thấy. Trong đó, ở Việt Nam hiện có 4 loại nổi bật sau:

Loài rắn này có tên tiếng anh là Bungarus multicinctus. Một số địa phương còn gọi chúng là rắn vòng bạc, rắn vòng trắng, rắn hổ khoang,… Tên gọi chính Rắn cạp nia Bắc là do chúng sống ở khu vực miền Bắc Việt Nam.

Loài rắn này có thể dài từ 100 – 185 cm, thân mình không quá lớn, lớp da bóng, mịn, không quá sần sùi, phần bụng trắng, trên thân có khoang trắng – đen đan xen nhau.

Đầu chúng nhọn như hình thoi, hơi bầu một chút. Thức ăn chủ yếu của loài rắn này là các loài cá. Ngoài ra, chúng còn ăn một số loài thằn lằn, lươn và ếch.

🔥🔥🔥 Tìm hiểu thêm

Rắn hổ trâu

Rắn lục

rắn cạp nia nam

Rắn cạp nia Nam có tên tiếng anh là Bungarus candidus. Cơ thể chúng có thể dài từ 110 – 160cm. Người ta thường thấy loài rắn này sinh sống tại các rừng nguyên sinh ẩm ướt ở Thái Lan và một số tỉnh ở Việt Nam.

Rắn cạp nia Nam có đặc điểm ngoại hình, tập tính tương đối giống rắn cạp nia Bắc, tuy nhiên số lượng khoang thưa thớt hơn.

Khoang đen của chúng cũng nhạt màu hơn so với rắn cạp nia Bắc. Trên khoang trắng, có một số chấm đen trộn lẫn.

Rắn cạp nia Nam thích ăn các loài động vật lưỡng cư, bò sát như thằn lằn, tắc kè,… Đôi khi, chúng còn ăn các loài rắn nhỏ và thậm chí là chính đồng loại của mình.

  • Rắn cạp nia sông Hồng

Loài này có tên tiếng anh là Bungarus slowinskii, sinh sống phổ biến ở các tỉnh vùng núi miền Bắc Việt Nam và một vài tỉnh miền Trung khác. Đây là một loài rắn cực quý hiếm, mới chỉ được phát hiện ở Việt Nam.

rắn cạp nia sông hồng

Rắn cạp nia sông Hồng thường có số lượng khoang trắng ít hơn so với một số loài cạp nia khác, từ 26 – 30 khoang, thân mình khá lớn và có nhiều vảy.

  • Rắn cạp nia đầu vàng

Đây là loài rắn cạp nia khá nổi bật, với phần đầu và phần đuôi màu đỏ cam đậm nổi bật. Cơ thể có màu đen tuyền xen lẫn các khoang trắng rất nhỏ. Chúng có kích thước khổng lồ nhất trong số các loài cạp nia, khoảng từ 120 – 210 cm.

Rắn cạp nia đầu vàng phân bố tại hầu hết các nước Đông Nam Á như VN, Thái, Myanmar, Indonesia,… Chúng ăn các loài cá, lưỡng cư, động vật nhỏ như chuột, thằn lằn, tắc kè và một số loài rắn khác.

👉👉👉 THAM KHẢO THÊM: 10 loài rắn độc nhất thế giới hiện nay

rắn cạp nia đầu vàng

6/ Loài rắn cạp nia độc như thế nào?

Rắn cạp nia là một trong những giống rắn độc nhất trên thế giới, ngang ngửa rắn hổ mang chúa. Chúng có thể cắn chết người, mỗi phát cắn của chúng truyền từ 4 – 18 mg nọc độc vào cơ thể. Tỉ lệ tử vong khi bị loài rắn này cắn lên đến 75%.

Thông thường, vết cắn của rắn cạp nia không lớn, không gây sưng, đau nhức nhưng lại rất nguy hiểm. Nọc độc từ chúng sẽ làm tê liệt các cơ và hệ thần kinh, khiến não bộ không thể truyền thông tin đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi bị rắn cắn, nạn nhân sẽ khó thở, run rẩy, chuột rút, căng cứng người và tử vong nhanh chóng, rất khó để cứu chữa nếu không phát hiện sớm. Vì vậy rắn cạp nia được xem là loài rắn nguy hiểm bậc nhất trên hành tinh.

nọc độc rắn cạp nia

7/ Cách điều trị khi bị rắn cạp nia cắn

Khi bị rắn cắn, bạn sẽ có cảm giác hơi nhói đau, sau đó trên da xuất hiện 2 vết răng nanh nhỏ. Sau đó bán sẽ có một vài biểu hiện như buồn ngủ, mí mắt sụp xuống, chuột rút, khó thở, tim đập nhanh,…

Ngay khi phát hiện những dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng xử lý bằng các biện pháp sau, tránh những nguy hiểm đến tính mạng:

  • Tạm thời làm chậm sự lan truyền của nọc độc bằng cách dùng băng ép chặt khu vực bị rắn cắn. Tuy nhiên, bạn không nên băng quá chặt khiến máu không lưu thông được.
  • Dùng vật nhọn chích, rạch quanh khu vực bị rắn cắn để máu độc thoát ra ngoài, tuy nhiên chỉ nên rạch một vết nhỏ, không sâu quá dễ gây nhiễm trùng.
  • Hạn chế vận động, tránh nọc độc lan rộng hơn, luôn để nơi bị cắn thấp hơn đầu và tim.
  • Nhanh chóng đến bệnh viện hoặc trạm y tế để được cứu chữa.

8/ Mơ thấy rắn cạp nia đánh con gì?

Rắn nói chung và rắn cạp nia nói riêng có ý nghĩa rất lớn về mặt tâm linh, phong thủy. Vì vậy, nếu mơ thấy loài rắn này, bạn không nên bỏ qua giấc mơ mà hãy chú ý đến ý nghĩa, những con số mà chúng mang lại.

cách điều trị rắn cạp nia cắn

  • Mơ thấy bị rắn cạp nia cắn: Đánh số 89
  • Mơ thấy bị rắn đuổi: Đánh số 74
  • Mơ thấy rắn bò vào nhà: Đánh số 38
  • Mơ thấy một đàn rắn cạp nia: Đánh số 12
  • Mơ thấy rắn cạp nia bơi: Đánh số 46

9/ Rắn cạp nia bao nhiêu tiền 1kg? Mua ở đâu?

Hiện nay, rất nhiều người có nhu cầu mua rắn cạp nia về để ngâm rượu, dùng làm thuốc chữa bệnh, giúp giảm ho, giảm đau, kháng viêm, tiêu sưng, chống đau nhức xương khớp,… Nhưng họ không biết mua loài rắn độc này ở đâu.

Bạn có thể tìm mua loài rắn này ở các trang trại rắn ở ngoại thành với mức giá khoảng 400.000 VND/kg. Chủ trang trại sẽ hướng dẫn cụ thể cách làm thịt rắn, cách ngâm rượu rắn cạp nia và loại bỏ nọc độc, đảm bảo an toàn cho người sử dụng nhé!

 

 

Nguồn Tổng Hợp



source https://duypets.com/moi-ran-cap-nia-doc-nhu-the-nao-cach-phan-biet-ran-cap-nong-cap-nia/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến