Mèo Bị Ho, Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Phòng Và Điều Trị
Đã bao giờ bạn thấy hoàng thượng mèo của mình mèo bị ho khạc như hóc xương hoặc cố gắng nôn ra ? Đừng chủ quan, đây có thể là biểu hiện của viêm đường hô hấp ở mèo.
Ho là một phản ứng tự vệ giúp cơ thể loại bỏ các kích thích có hại đối với nó, mèo bị ho khi có vật thể lạ trôi vào khu vực cuống họng, đường thở, hay cũng có thể bị sặc nước, thức ăn.
Trong một số trường hợp ho kéo dài, ho liên tục thậm chí ho ra máu thì không đơn thuần chỉ là tình trạng đơn giản mà đó là những biểu hiện triệu chứng của tình trạng bệnh lí.
Nguyên Nhân Mèo Bị Ho Khan
Hệ hô hấp của mèo không khỏe xuất hiện khối u tại đường hô hấp, hay bị nhiễm trùng đường hô hấp do ký sinh trùng, vi khuẩn, dẫn đến khó thở và ho.
- Viêm phổi, sưng phổi.
- Dị ứng với chất lạ, vật lạ.
- Bệnh liên quan đến tim.
- Bệnh ho do thay đổi thời tiết, viêm phế quản
Hãy đưa mèo của bạn đến trung tâm thú y để thăm khám khi có dấu hiệu ho bất thường. Tại các cơ sở thú y, mèo của bạn sẽ được bước chẩn đoán và xét nghiệm cụ thể, chụp X-quang lồng ngực để phát hiện liệu có sự xuất hiện của các vật thể lạ hay không.
Đồng thời cũng có những chẩn đoán hình ảnh về kích thước của gan, phổi, tim để phát hiện bất thường và đưa ra kết quả chính xác nhất.
Các triệu chứng đi kèm với việc ho khan ở mèo
- Ho
- Ngất
- Thắt lưng co thắt
- Nôn
- Một số bệnh nghiêm trọng sẽ có triệu chứng ho ra máu hoặc ho kéo dài.
Chuẩn đoán mèo bị ho
Mèo bị ho phải làm sao? Đem đến phòng khám thú y. Để bác sĩ thú y có thể đưa ra chẩn đoán chính xác, bạn cần phải cung cấp chi tiết diễn biến sức khoẻ của mèo, các hoạt động gần đây và thời gian xuất hiện triệu chứng.
Khám sức khỏe ban đầu
Việc khám và kiểm tra sức khỏe ban đầu cho mèo bao gồm các xác định về:
– Mèo có thật sự ho hay chỉ bị hắt-xì. Vì âm thanh khi mèo bị ho và hắt xì là như nhau, do đó cần tập trung để phân biệt. Tuy nhiên, khi hắt hơi, miệng của mèo đóng kín; còn khi ho, miệng của mèo lại mở ra.
– Xác định biểu đồ diễn biến ho: bác sĩ sẽ hỏi bạn về thời gian, tần suất, và đặc điểm ho của bé mèo nhà bạn. Mèo có ho nhiều hay không, mèo bị ho khạc như hóc xương hay sao, mèo có ho liên tục không…
Vì vậy, việc ghi chép các triệu chứng của bé mèo là cực kỳ quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân bệnh.
– Kiểm tra bé mèo bị ho khan hay ho có dịch tiết. Đối với ho có dịch tiết, chất dịch và chất nhầy có thể bị tống ra khỏi đường thở bởi phản xạ ho, trong khi ho khan thì không. Cần phải chẩn đoán chính xác và rõ ràng, vì ho liên quan đến một số bệnh nguy hiểm như viêm hô hấp ở mào.
b. Xét nghiệm
Sau khi khám, bác sĩ có thể cho thực hiện một số xét nghiệm cần thiết:
– Xét nghiệm máu và nước tiểu. Việc xét nghiệm công thức máu có thể bé mèo có bị các bệnh nhiễm trùng hoặc dị ứng hay không, dựa trên số lượng bạch cầu có trong máu. Xét nghiệm sinh hóa máu có thể cho thấy chỉ số men gan hoặc các bất thường khác bên trong cơ thể.
– Nếu bé mèo của bạn bị ho ra máu hoặc chảy máu mũi, bác sĩ thú y sẽ tiến hành các xét nghiệm liên quan đến cơ chế đông máu trong cơ thể để xem nó có hoạt động bình thường hay không. Bé mèo có thể được chụp X quang, chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).
– Để có một cái nhìn chi tiết hơn về đường hô hấp, bác sĩ có thể dùng ống kiểm tra thanh quản, khí quản, nội soi phế quản để xem trực tiếp các bộ phận này.
– Xét nghiệm phân để kiểm tra xem có sự hiện diện của ký sinh trùng hô hấp trong cơ thể hay không (mèo bị nhiễm trùng hô hấp). Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu dịch từ hệ hô hấp để đánh giá thêm, vì một số loại ký sinh trùng có thể sẽ vẫn còn trên đường hô hấp.
Điều Trị Mèo Bị Ho Khan
Trong trường hợp mắc bệnh nặng, con mèo của bạn có thể cần phải nằm viện và được chăm sóc đặc biệt để điều trị.
Nếu con mèo của bạn bị khó thở, Ôxy có thể được sử dụng để hỗ trợ thở dễ dàng hơn, và kháng sinh phổ rộng sẽ được dùng để hạn chế các loại bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ho.
Các loại thuốc chống ho có thể được dùng cho con mèo, nhưng bác sĩ thú y sẽ quyết định sau khi xác nhận chẩn đoán nguyên nhân vì thuốc chống ho không phải lúc nào cũng hữu ích về mặt y khoa, đặc biệt đối với một số bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp.
Nên nhớ rằng trong hầu hết các trường hợp, ho không phải là vấn đề, mà là căn bệnh bên trong gây ra nó.
Sử dụng thuốc ho sẽ không hiệu quả trong những trường hợp này và có thể gây nên những tình trạng tồi tệ hơn về sau.
Vệ sinh nơi ở và vị trí nằm của mèo sạch sẽ, hạn chế bụi bẩn, hay vi khuẩn nấm mốc xâm nhập, tốt nhất nên cách ly mèo để không tiếp xúc với các nguy cơ gây hại từ môi trường bên ngoài, nơi nằm cần có độ ấm ổn đinh, tránh gió lùa.
Liều lượng thuốc, tiêm hay thăm khám tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ thú y, theo dõi và ghi chép tiến triển bệnh của mèo để trả lời bác sỹ thú y khi được yêu cầu.
Quan tâm đến khẩu phần ăn để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho mèo đầy đủ để mèo nhanh chóng hồi phục.
Nhận biết về tình hình thay đổi thời tiết, giữ ấm tốt cho mèo, không để mèo bị nhiễm gió, phong hàn.
Chăm Sóc Mèo Bị Ho Khạc
Chẩn đoán bệnh tiềm ẩn bên trong gây ra ho có thể cần phải có một cuộc kiểm tra chẩn đoán toàn diện. Và bạn phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ thú y để điều trị.
Nếu mèo của bạn được kê đơn kháng sinh, điều quan trọng là bạn phải theo dõi toàn bộ quá trình con mèo của mình đáp ứng thuốc.
Nhiều người sẽ quên tiếp tục sử dụng hết liều của thuốc khi các triệu chứng đã được cải thiện điều này sẽ làm nhiễm trùng trở lại, đôi khi còn tồi tệ hơn trước.
Bạn sẽ cần phải liên lạc với bác sĩ thú y trong suốt thời gian điều trị con mèo nhà mình, chuyển tiếp thông tin về đáp ứng của mèo đối với việc điều trị và liệu nó có cải thiện hay xấu đi hay không.
Bạn cũng có thể cần đưa con mèo của bạn trở lại phòng khám để bác sĩ thú y có thể khám lại đánh giá tình trạng bệnh của mèo và tiến triển của điều trị sau đó việc điều trị sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Ở một số con mèo cần phải điều trị lâu dài để phục hồi hoàn toàn.
source https://duypets.com/meo-bi-ho/
Da không chỉ là cơ quan rộng và phát triển mạnh mẽ nhất mà còn là bộ phận bảo vệ chúng ta khỏi những tác nhân gây bệnh bên ngoài và các bệnh bên trong. Chăm sóc da khỏe để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh – Đó chính là lý do ra đời khoa Da liễu tại Đa khoa Phương Nam.
Trả lờiXóa>>> Ở địa chỉ nào bạn nên đến khám da liễu ?