Cá Bút Chì Thái Và Cá Bút Chì Đỏ Sinh Sản Như Thế Nào, Cách Nuôi & Chăm Sóc

Cá bút chì có tên khoa học là Siamen eater algae là loại cá vệ sinh thường nuôi trong bể thủy sinh để hạn chế sự phát triển của một vài loại rêu.

Trong tự nhiên, chưa có một loài cá nào có cách sinh sản đặc biệt như loài cá bút chì, chúng nhảy lên mặt nước và đẻ trứng bám trên các tán lá. Các bạn hãy cùng duypets tìm hiểu thêm thông tin về loài cá thú vị này nhé!

Nguồn Gốc Xuât Xứ Cá Bút Chì

Cá Bút Chì

Cá bút chì có xuất xứ từ Thái Lan, chúng thuộc họ Cyprinide với kích thước vào khoảng 12 – 14 cm. Chúng là loài cá cảnh thường được nuôi trong bể thủy sinh để hạn chế sự phát triển của một vài loại rêu.

Đặc tính này thường chỉ xuất hiện ở cá bút chì lúc còn bé, khi cá bút chì lớn lên thì chúng thay đổi khẩu vị theo từng độ tuổi và cũng lười ăn rêu hơn. Chúng có thân hình thon dài nên có thể tìm đến được những góc nhỏ nhất trong hồ để tìm gặm rêu.

Chúng có thể gặm rêu sợi mà ngay cả không một loài cá ăn rêu nào muốn gặm. Chính vì điểm đặc biệt này mà cá bút chì được giới thủy sinh cực kỳ ưa chuộng.

Đặc Điểm Ngoại Hình Cá Bút Chì

Loài cá này là giống cá nhỏ, thân hình mảnh mai nhưng mang lại nhiều tác dụng cho bể thuỷ sinh. Cá bút chì có các vây bụng, lưng và đuôi màu trong suốt, riêng vây đuôi có thể xuất hiện các mảng màu đỏ hoặc đen.

Cá Bút Chì

Ngoại hình của chúng nhìn rất giống một chiếc bút chì mà bạn vừa vô tình đánh rơi vào bể thuỷ sinh. Chính vì thế chúng được dân chơi cá cảnh đặt tên là cá bút chì.

Cá Tính Của Cá Bút Chì Và Những Đánh Giá Nhầm Lẫn

Cá bút chì khá năng động vận nên có lúc bạn sẽ nhìn thấy cá bút chì nhảy ra khỏi hồ mà không cần lý do gì. Bạn cần phải khắc phục điều này bằng cách che miệng bể bằng kính hoặc hạ thấp mực nước để tránh cá nhảy ra ngoài.

Cá Bút Chì

Khi cá bút chì bị đói, chúng có thể ăn cả các rêu cảnh hoặc cắn phá thực vật thủy sinh trong hồ. Ngoài ra, loài cá này còn có thể tập tính phân chia lãnh thổ nên bạn cần hạn chế số lượng cá bút chì vừa đủ khi thả vào trong bể cá. Số lượng cá bút chì thích hợp nhất để tránh cho cá bị xung đột là vào khoảng 6 con cho một bể có dung tích 100 lít nước.

Đôi khi bạn sẽ nhìn thấy cá bút chì của mình đang một việc mà bạn cực kỳ không muốn đó là phá hoại cây thủy sinh trong bể. Bạn cần biết rằng cá bút chì làm như vậy theo bản năng sinh tồn vì lúc đó trong bể hoàn toàn không đủ rêu tảo để nó ăn.

Cách Nhận Biết Thuần Chủng, Phân Biệt Cá Bút Chì Thật Và Cá Bút Chì Giả

Cá bút chì thật có sọc đen đậm ở giữa thân dài từ đầu đến đuôi nhìn như hình răng cưa. Vẩy của cá bút chì thật có hình lưới đánh cá. Kỳ lưng, kỳ bụng và đuôi của chúng có màu trong suốt. Miệng của chúng có hình dẹp thích hợp cho việc mút rêu. Đặc biệt cá bút chì thái không có dí cá khác, không cắn mút nhớt cá khác.

Cá Bút Chì

Cá bút chì giả cũng có khả năng ăn rêu như cá bút chì thật nhưng sẽ hung dữ hơn nhiều. Nó có sọc đen dày đậm sắc nét ở giữa thân. Trên lưng phía trên sọc đen có màu nâu và vẩy không phải hình lưới. Kỳ lưng, kỳ bụng và đuôi nó có màu vàng. Cá bút chì giải sẽ có miệng nhọn và hay dí cá khác, mút nhớt các loại cá khác.

Cách Nuôi, Chăm Sóc Cá Bút Chì

Cá bút chì thích hợp nuôi trong bể trồng nhiều cây thủy sinh với nền đáy cát hay đá sỏi. Cá sống ở tầng đáy, dùng mấu miệng tích cực rà soát rêu bám trên các cây thủy sinh và nền đáy tạo nét sinh động cho bể thủy sinh.

Cá Bút Chì

Cá bút chì cần môi trường nước giàu oxy với hệ thống sục khí và máy lọc. Cá bút chì nuôi trong môi trường nước dơ sẽ không giữ được màu sọc đen đậm và rõ nét.

Cách Thiết Lập Bể Nuôi Cá Bút Chì

Cá Bút Chì

Kích thước bể tối thiểu: 120 lít

Cá bút chì thích nghi tốt với khí hậu vùng nhiệt đới, do đó nhiệt độ phù hợp nhất cho loài cá này là trong khoảng 25 đến 29 độ C. Độ pH tốt nhất cho cá bút chì trong khoảng 6.4 đến 7.0, và hàm lượng oxy trong bể phải duy trì ở mức cao và ổn định cùng độ cứng nước trong khoảng 6.5

Thức ăn cho cá bút chì

Cá bút chì ăn tạp thiên về thực vật và cực kỳ ưa các loài tảo bám và phiêu sinh vật. Bạn sẽ cần cho cá bút chì ăn thêm thức ăn viên hay thức ăn tươi sống để tránh cá ăn lá non của cây thủy sinh trong bể.’

Đặc Tính Sinh Sản, Cách Phối Giống Của Cá Bút Chì

Cá bút chì, hay còn gọi là cá nhảy, thường sinh sống tại vùng nước trong ở khu rừng rậm Amazon. Do đã quá quen với cuộc sống tự nhiên nên cá bút chì khá kén bể nhân tạo.

Cá Bút Chì

Thậm chí, rất ít cặp cá bút chì có thể đẻ trứng khi nuôi trong nhà. Nguyên nhân của việc này được cho là bởi thói quen sinh sản kỳ lạ của chúng.

Vào mùa sinh sản, từng đôi cá bút chì sẽ bắt cặp với nhau. Khác với những loài cá khác đẻ con ở nơi kín đáo hoặc giấu trứng, những con cá bút chì lại nhảy lên khỏi mặt nước và gửi trứng vào phiến lá rủ gần đó.

Do con đực khỏe và có vây dài hơn, nên nó chính là người “đỡ” con cái nhảy lên và giúp con cái bám chặt vào phiến lá. Tuy vậy, con đực cũng rất phũ phàng, vì sau khi sinh xong trứng, nó không ngại ngần đuổi con cái đi.

Sau đó, con đực sẽ tự trông trứng cho đến khi trứng nở, nó quanh quẩn trông chừng và liên tục cấp ẩm cho trứng bằng cách vẫy nước lên phiến lá. Chỉ khi con non đã nở, cá bút chì đực mới rời đi.

Vấn đề sức khỏe Cá Bút Chì

Bệnh nấm bông – bệnh Bông

Bệnh nấm len bông là một thuật ngữ được dùng để chỉ chung cho những loại nấm lây nhiễm trên da, vây và miệng của cá.

Cá Bút Chì

Những phần nấm trắng (dạng như bông) thường phát triển ở những khu vực mà cá đã bị lây nhiễm trước, những chỗ có ký sinh trùng tấn công và cả những chỗ cá bị thương.

Những loài nấm gây bệnh này thường là loài Saprolegnia và Achyla. Nhiều loài nấm khác cũng có thể gây bệnh này và nhiều khi có thể tìm thấy nhiều loại nấm cùng gây bệnh trên cá.

Bệnh thối mang – Gill rot:

Cá Bút Chì

Bệnh này ít gặp, nhưng khi bị bệnh thì rất nguy hiểm cho cá và làm cho cá chết nếu không được điều trị.

Khi bị nhiễm loại nấm này, cá có dấu hiệu hô hấp bất thường như thở gấp gáp để lấy không khí.Các tơ mang và lá mang dính lại với nhau bởi chất nhầy và trên đó cũng xuất hiện các đốm.

Cách huấn luyện Cá Bút Chì Thái, Đỏ

Nhiều bạn sẽ có suy nghĩ là “cá bút chì càng lớn càng lười”. Đó là kết quả của việc bạn đã nuôi chúng như nuôi cá cảnh. Khi cá bút chì lớn tuổi thì chúng sẽ trở nên chậm chạp hơn và việc tranh giành thức ăn với các loài cá khác trong bể.

Bạn lo lắng chúng sẽ đói và bị chết nên bạn đã vô tình cho chúng thích nghi với thức ăn công nghiệp mà quên mất bản năng ăn rêu của chúng.

Cá Bút Chì

Để khắc phục điều này thì bạn không được nuôi quá đông để tránh xung đột giữa các cá thể trong bể thủy sinh và đảm bảo được mức độ rêu tảo làm thức ăn cho chúng.

Khi một con cá bút chì không chịu làm đúng công việc của mình của mình thì bạn cần phải cân nhắc lý do tại sao như vậy nhé! Có thể bạn đã mua phải một con cá bút chì giả hoặc do chúng đã no bụng.

Điều tồi tệ hơn mà bạn cần phải để ý là chúng không thể làm ngơ trước các loại thức ăn công nghiệp mà bạn cho các loài cá thủy sinh khác ăn khi nuôi chung bể với cá bút chì.

Chọn giống lai của Cá Bút Chì trên thị trường

Hiện tại chúng tôi chưa có thông tin về cách chọn giống lai của cá Bút Chì, bạn có thể tham khảo cách nhận biết một số cách chọn gióng lai của các loài cá khác bên dưới.

Cá Bút Chì Bao Nhiêu Tiền

Cá Bút Chì

Cá bút chì là loài cá rất phổ biến trên thị trường cá cảnh nước ta hiện nay với mức độ yêu thích khá cao. Ngoài giá trị thẩm mỹ, người ta còn nuôi cá bút chì để phụ giúp cho việc dọn dẹp bể thuỷ sinh khá hiệu quả. Hiện nay, bạn có thể mua cá bút chì với giá trung bình là 30.000/ cặp với kích thước nhỏ.

Mua Cá Bút Chì ở đâu uy tín tại TPHCM HN

Bạn có thể dễ dàng tìm mua Cá Bút Chì yến ở các đại lý, cửa hàng cung cấp cá cảnh trong khu vực TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng

Hoặc có thể liên hệ đặt mua tại website duypets.com để được tư vấn chi tiết và mua được một em cá cảnh có nguồn gốc rõ ràng, uy tín theo đúng sở thích của bản thân.

Liên hệ Duys Pets
097.6666.156
Để được tư vấn miễn phí



source https://duypets.com/ca-but-chi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến