【Giống Chó Shih Tzu】 Giá Bao Nhiêu, Mua Ở Đâu Tại TPHCM – Hà Nội
Shih Tzu – loài chó có cái tên khá khó đọc này được gọi với rất nhiều cái tên khác nhau như: Thạch sư khuyển, Sư Tử đá, chó Tây Thi, chó sư tử Tây Tạng, chó Chrymsanthemum … Chó Shih Tzu sở hữu 2 nét quyến rũ trái ngược. Một mặt ngoại hình đáng yêu nhỏ nhắn, một mặt lại dũng mãnh uy phong như một con sư tử thực thụ. Nếu bạn chưa biết về chúng, vậy thì sự đặc biệt của Shih Tzu sẽ làm bạn phải ngạc nhiên đấy!
Cùng Duypets dành 10 phút tìm hiểu nhé
Lịch sử, nguồn gốc của Shih Tzu
Chú chó cưng của Từ Hy Thái Hậu
Gần như 100% tư liệu và các nguồn thông tin đều cho rằng, chó Shih Tzu xuất hiện lần đầu tiên là ở vùng cao nguyên Tây Tạng vào thế kỉ 16. Và gần 3 thế kỉ sau, chúng mới được toàn thể người dân Trung Quốc biết đến và được ưa chuộng.
Sự xuất hiện đầu tiên của loài chó Shih Tzu là từ Tây Tạng. Shih Tzu do Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng lai chó Bắc Kinh với chó sư tử Lhasa rồi dâng cho Hoàng Đế. Vào 1908, sau khi Từ Hi Thái Hậu qua đời, chúng mới được bí mật vận chuyển đến Châu Âu. Chó Shih Tzu tuy nhỏ bé mà rất thông minh nhanh nhạy, hiểu biết và nghe lời.
Ngày đó, bà nổi tiếng là người nuôi dưỡng giống chó Bắc Kinh rất tốt nên với chú Shih Tzu này, bà quyết không để giống bị pha trộn nên kiểm soát việc lai tạo rất khắt khe. Mọi chuyện đều tốt đẹp cho tới khi bà qua đời ngay trong năm đó, giống chó Shih Tzu đã bị lai tạo bừa phứa và trở nên gần như tuyệt chủng khi vương triều Mãn Châu sụp đổ vào năm 1912.
Brownrigg – Người mang Shih Tzu ra thế giới
Năm 1930, quý bà Brownrigg trong một lần đi dạo ở Bắc Kinh đã vô tình nhìn thấy chú chó Shih Tzu này. Cũng như Từ Hy Thái Hậu, bà bị chúng quyến rũ ngay lập tức nên đã mang theo em ý từ Trung Quốc về nước Anh. Tại đây, chúng cũng rất được yêu quí và được đặt cho một cái tên là “Lhasa Apso”
Vào mùa vụ năm 1935, nước Anh thành lập Câu Lạc Bộ chó Shih Tzu. Họ đưa chúng vào các nước thuộc địa của mình cũng như các nước châu Âu khác. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, quân Anh Mĩ rút về nước lại dẫn vào nước Mĩ. Bắt đầu đăng ký Câu Lạc Bộ chó Shih Tzu ở đây vào 1969.
Và trong khoảng thời gian chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra, vài con sen Mỹ (lính Mỹ đóng quân ở Anh) cũng bị quyến rũ bởi chú chó Lhasa Aspo này nên cũng “chôm” vài em mang về Mỹ. Và tới năm 1969, người ta đã quyết định loại bỏ toàn bộ những cái tên mà Anh hay Mỹ đặt cho em ý và thống nhất gọi với cái tên Shih Tzu như một sự tưởng nhớ tới Từ Hy Thái Hậu.
Xét về mặt ngoại hình, chó Shih Tzu có huyết thống của chó Bắc Kinh, có thể sánh bằng các giống chó Bắc Kinh khác. Chúng rất được người châu Âu, Nhật Bản và Hong Kong ưa chuộng. Chính vì thế giống chó này vốn nức tiếng là giống chó đắt giá.
Chó Shih Tzu có dễ nuôi hay không là tùy sự kiên trì huấn luyện.
Đặc điểm về ngoại hình của chó Shih Tzu
Kích thước nhỏ gọn
Shih Tzu là giống chó có thân hình nhỏ con. Về chiều cao, tuy chúng có thể cao đến 28cm nhưng chiều cao phổ biến chỉ từ 23 – 25cm. Đôi khi bạn cũng sẽ bắt gặp những em Shih Tzu mini chỉ cao khoảng 20cm thôi. Còn về cân nặng, một con Shih Tzu cân đối thường nặng 5 – 7,25kg.
Nếu nó chỉ nặng 3 – 4kg thì con đó tuộc dạng quá gầy mà nếu nặng 8kg thì lại hơi thừa cân. Nên bạn cần giữ cho chúng luôn ở trong mức cân nặng an toàn. Shih Tzu có một cơ thể dài hơn cả chiều cao của nó và phần lưng thon gọn. Bên cạnh đó, hầu như không có sự khác biệt về kích thước giữa con đực và con cái, nếu có thì cũng không đáng kể.
Chó Shih Tzu có rụng lông không?
Nếu hỏi điểm để dễ nhận biết chó Shih Tzu nhất thì chắc hẳn rất nhiều người sẽ trả lời là bộ lông dài quý tộc. Bộ lông 2 lớp dày và bồng bềnh của chúng khiến chúng trông mập mạp và xinh xắn hơn. Những chú cún “sư tử” khi còn nhỏ sẽ có một bộ lông tơ xoăn nhưng lại vô cùng mềm mượt.
Khi lớn lên, những sợi lông đó lại thẳng ra, dài và dày hơn. Lông của chúng dài nhanh nhưng lại rất ít khi rụng nên bạn chỉ cần thường xuyên cắt tỉa, buộc lên, thậm chí nên tạo kiểu để chúng có thể tự tin sải bước cùng bộ lông xinh đẹp, tránh bị loẹt quẹt xuống đất.
Ngân giới thiệu cho bạn 4 kiểu “cắt tóc” cho Shih Tzu để tham khảo nhé (nhiều con sen hay dùng lắm)
- Kiểu lông dài: Là kiểu mà bạn chả phải cắt xén gì cả, chỉ việc chăm sóc bộ lông đó cho khỏi bẩn thôi. Đúng kiểu thì sẽ phải buộc nơ cho chúng nữa
- Kiểu lông ngắn: Cầm một cái kéo và thể hiện tay nghề cắt tóc gà mờ của bạn đi. Kiểu lông này thì thoải mái cắt thôi, miễn sao cho nó đỡ dài là được.
- Kiểu lông sư tử: Cắt ngắn toàn bộ thân mình, chỉ để lại lông ở phần đầu dài tự nhiên, có chăng chỉ cắt gọn gọn tí thôi.
- Kiểu Nhật Bản: Ngoại trừ lông ở phần chân và tai của chúng ra thì còn đâu cắt sạch, thắt nơ và bím đảm bảo y như mấy em nữ sinh Nhựt luôn.
Chó Shih Tzu có mấy màu lông?
Có thể nói Shih Tzu là một trong những loài chó sở hữu nhiều màu lông nhất hiện nay: vàng, màu kem, nâu tối hoặc sáng, trắng, đen, hoặc có thể là cả 2 màu đó, màu xám và màu nâu đỏ.
Phần đầu của chó Shih tròn và trán khá rộng. Đôi mắt tròn xoe màu nâu đen, hơi lồi, cách nhau hơi xa với ánh nhìn ngây thơ của nó dễ dàng khiến tim bạn tan chảy. Nhưng đôi khi đôi mắt đáng yêu ấy lại bị phần lông xung quanh che mất. Lỗ mũi nở và hơi hếch lên, mõm ngắn và khuôn miệng nhỏ xinh thường xuyên hé mở trông thật lanh lợi. Đôi tai to dài, rủ xuống 2 bên mặt và cũng được bao phủ bởi lớp lông rậm rạp.
Shih Tzu mặc dù hơi khiêm tốn về độ dài đôi chân nhưng bù lại là những bước đi uyển chuyển, duyên dáng cùng cái đầu luôn ngẩng cao và chiếc đuôi hất hất một cách nhẹ nhàng dễ gây thiện cảm. Quả không hổ danh là giống chó hoàng gia quý tộc!
Đặc điểm tính cách của chó Shih Tzu
Tình cảm và gần gũi với con người
Từ lúc Shih Tzu xuất hiện lần đầu tiên cho tới nay, chúng luôn được chăm sóc và lớn lên trong vòng tay của con người. Điều này đã hình thành nên một sợi dây liên kết vô cùng khăng khít giữa chúng và con người. Những chú Sư Tử đá không bao giờ muốn rời ra chủ nhân một giây phút nào, mỗi khi chủ nhân vắng nhà, ta sẽ thấy đâu đó một chú chó nhỏ nằm lỳ một chỗ với nỗi cô đơn bủa vây chờ đợi người nó yêu thương về nhà. Đối với trẻ em cũng vậy, bằng một cách nào đó Shih Tzu luôn tìm được sự đồng cảm với những đứa trẻ và rất nhanh để thân thiết với chúng.
Nhút nhát khi gặp người lạ
Thân thiện với trẻ nhỏ là vậy nhưng Shih Tzu lại trở nên thu mình khi phải tiếp xúc với người lạ. Trong mắt chúng, những người lạ luôn đem lại cảm giác không an toàn mà chúng cần phải đề phòng. Tuy nhỏ bé nhưng nhưng chú sư tử nhỏ vẫn sẽ sẵn sàng lăn xả, xông pha cắn xé một khi chúng nhận thức được những bất chắc có thể ập tới.
Hiếu động và thông minh
Shih Tzu có một nội tâm trẻ trung, ngây thơ. Chúng luôn tỏ ra bỡ ngỡ, tò mò với thế giới xung quanh nên luôn đi tìm hiểu theo cách của riêng chúng. Bạn sẽ thấy con Shih Tzu của mình chạy nhảy rất nhiều và phạm vi hoạt động của nó cũng rất rộng.
Những chú Thạch Sư Khuyển tìm hiểu đồ vật bằng cách mân mê và đôi khi là gặm, cắn liên tục những đồ vật đó cho đến khi chúng nắm được những đặc điểm của đồ vật đó. Vì vậy, hãy cho chúng một món đồ chơi không quá cứng kèm theo một cái vuốt ve của bạn, Shih Tzu sẽ chơi một mình thật ngoan.
Đôi lúc cũng thật bướng bỉnh
Một loài chó đã quen với những lời mật ngọt và những sự hầu hạ trong chốn cung đình thời xưa có lẽ khó mà tránh được sẽ có những lúc kiêu căng, ngạo mạn. Chúng là một loài rất cá tính và hay làm ồn, thích mới làm, không thích thì có ép thế nào cũng không làm. Thậm chí tâm trạng thất thường có thể khiến những con Shih Tzu trở nên không còn lành tính nữa. Lời khuyên chó các chủ nhân là hãy huấn luyện con Sư Tử đá của bạn ngay từ những ngày đầu, kiềm chế phần tính khí không tốt và phát huy hơn nữa những ưu điểm đáng quý của nó.
Huấn luyện Shih Tzu như thế nào?
Thời điểm huấn luyện Shih Tzu tốt nhất là vào khoảng 2-3 tháng tuổi. Vào sau khi thành công cai sữa, là có thể bắt đầu huấn luyện. Mỗi giai đoạn cần có một phương pháp huấn luyện thích hợp. Dưới đây là một số phương thức huấn luyện chó Shih Tzu phù hợp nhất.
Dạy bảo phù hợp, khen thưởng chuẩn xác
Có thể bắt đầu huấn luyện từ những hành vi cơ bản. Ví dụ như mỗi ngày sắp xếp lượng ăn, thời giờ. Xác định địa điểm ăn uống, bài tiết. Huấn luyện cho chúng hình thành thói quen, giúp cho chó hình thành một nếp sống tốt.
Sau mỗi lần huấn luyện, nên thưởng cho chúng một chút, để khích lệ chúng. Vốn dĩ Shih Tzu thời xa xưa được huấn luyện để nghe lời mà tạo niềm vui cho vua chúa. Chính vì thế nên khả tiếp thu và phục tùng của chúng rất cao. Và cũng rất dễ hòa nhập với môi trường.
Mặc dù thế, khích lệ khen thưởng Shih Tzu nên giới hạn ở một mức nhất định. Nếu như cứ động chút là liền khích lệ, chúng sẽ không thể biết làm thế nào thì mới thực sự đáng được khích lệ. Cần phải gia tăng độ khó sau mỗi thử thách.
Kiên nhẫn, không nóng nảy hấp tấp
Huấn luyện Shih Tzu thế nào phải căn cứ vào tính cách của chính chó Shih Tzu mình chọn. Đối với những bé Shih Tzu mà nhút nhát thì phải nhẹ nhàng khi ra lệnh. Nếu quá tinh nghịch hiếu động thì phải kiên quyết. Điều quan trọng là tuyệt đối không được để chúng tự tung tự tác.
Giống chó Shih Tzu vô cùng nhạy cảm. Chó nên nếu ra khẩu lệnh huấn luyện phải thật ngắn gọn rõ ràng. Trong lúc ra lệnh cố gắng tránh cho giọng điệu tức giận.
Tâm lý cảnh giác của Shih Tzu vô cùng mạnh. Nếu dùng phương thức xử phạt thể xác để dạy dỗ, là điều không nên. Điều đó sẽ tạo tâm lý bị ngược đãi cho chúng. Trong khi chúng còn không phân rõ được nguyên nhân bị xử phạt.
Chính vì sự nhay cảm đó, Shih Tzu sẽ rất phục tùng những chủ nhân kiên quyết mạnh mẽ. Nhưng cùng với đó cũng có thể hình thành tâm lý bất an. Chúng có thể sẽ nổi điên cắn đối tượng yếu ớt như trẻ nhỏ. Hoặc là sủa loạn, tránh né hay càn quấy.
Điều đó gây kha khá phiền toái cho người nuôi. Nhưng trong trường hợp như vậy thì tuyệt đối không nên nóng ruột.
Nếu không có chủ nhân bên cạnh, Shih Tzu sẽ tự mình tìm kiếm niềm vui
Không chỉ biết lấy lòng chủ nhân, Shih Tzu còn biết tự tìm niềm vui cho bản thân. Nếu như chủ nhân rất bận rộn thì chúng nó sẽ tự mình chơi một mình. Một thời gian dài không chơi cùng chúng cũng không sao cả.
Chúng sẽ tự chơi đồ chơi của mình, chạy nơi này nơi kia trong nhà. Cho dù cả ngày để chúng ở nhà, chúng cũng sẽ tự mình chơi. Hoặc là ngủ một giấc, hay ngó ra nhìn cảnh vật xung quanh.
Nhưng điều đó không đồng nghĩa là người nuôi có thể bỏ mặc nó. Bởi vì Shih Tzu vẫn là một loài chó rất thích bám dính lấy người. Ngay cả trong khi chúng nghịch đồ chơi của mình, chúng cũng sẽ nghĩ cách gây chú ý với chủ nhân.
Hướng dẫn chăm sóc, cách nuôi chó Shih Tzu thuần chủng
Chó Shih Tzu ăn gì?
Giống chó nhỏ bé như Shih Tzu thường có sự trao đổi chất trong cơ thể rất nhanh nhưng chúng cũng không thể hấp thụ được nhiều calo như những loài chó lớn hơn. Việc ăn uống của chúng là một vấn đề không khó nhưng đòi hỏi sự cẩn thận, cầu kỳ. Để chúng luôn có năng lượng tốt, bạn nên cho chúng ăn những thức ăn giàu protein và chất béo: thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm, cá, trứng, tinh bột là những đồ ăn để tập trung phát triển cơ bắp cho chúng. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp thêm bữa phụ cho sư tử nhỏ của bạn bằng những đồ ăn giàu vitamin như: trái cây, các loại hạt đậu và ngũ cốc. Một ngày nên chia làm nhiều bữa nhỏ.
Cách chăm sóc chó Shih Tzu
Với tuổi thọ thấp và hình thể bé nhỏ, Shih Tzu thường mắc phải nhiều chứng bệnh trong đời vậy nên bạn cần đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc chúng:
Đầu tiên, bộ lông vừa là thứ đảm bảo về mặt thẩm mỹ song cũng là nơi vi khuẩn li ti và bọ dễ xâm nhập. Nên bạn cần tắm và chải lông thường xuyên cho chúng. Tùy vào nhiệt độ thời tiết, nếu trời nóng, cứ 3 – 5 ngày Shih Tzu nên được tắm 1 lần; khi nhiệt độ xuống thấp, khoảng cách giữa 2 lần tắm nên là từ 2 – 3 tuần. Về việc chải lông, bạn nên làm ít nhất 2 ngày/lần để Shih Tzu có bộ lông luôn óng mượt.
Ngoài ra, những con Sư Tử đá thường hay mắc các chứng bệnh về mắt, mũi và tai: dị tật lông mi, viêm giác mạc/kết mạc, viêm mũi, hay ho khan, … Vì vậy, đây cũng là những nơi cần phải bảo vệ bằng cách lau mắt, tai, mũi và miệng cho chúng mỗi ngày bằng nước ấm sau đó nhỏ mắt cho chó bằng thuốc nhỏ mắt chống viêm chuyên dụng.
Đối với những “em bé” Shih Tzu sau khi cai sữa, tốt nhất là nên được tiêm vắc-xin để phòng tránh những bệnh do ký sinh trùng gây ra, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn để chúng lớn lên thật khỏe mạnh, xinh đẹp.
Bệnh tật của Shih Tzu và những điểm cần chú ý
Shih Tzu có một số bệnh về di truyền như bệnh thoái hóa đĩa đệm, viêm cột sống, hông phát triển không hoàn thiện, …
Các bệnh tật khác không do di truyền cũng dễ mắc phải. Bao gồm máu khó đông, thoát vị khớp, lông quặm, suy thận mãn tính, viêm giác mạc, kết mạc. Cũng các chức năng của tuyến giáp, …
Chúng rất dễ bị viêm mũi. Chúng rất tị khí lạnh, sương khói, bụi bặm, phấn hoa, phân hóa học, … Những xúc tác đó có thể dẫn đến chứng viêm. Và rất dễ phát chứng vào mùa xuân và mùa thu.
Shih Tzu có thể sẽ gặp phải bệnh về viêm thanh quản. Nguyên nhân dẫn đến cũng giống như viêm mũi. Chúng sẽ có biểu hiện khạc, ho khan. Không khí càng lạnh càng dễ dẫn đến khàn đặc, ho khan.
3 Giống Chó Shih Tzu lai trên thị trường hiện nay
Chó Shih Tzu lai Poodle
Duy pets đã có bài viết liên quan về giống Shih Tzu lai này rồi nè, nằm trong phần series bài viết về Poodle của Duypets đó.
Chó Shih Tzu lai Nhật
Dòng này trên thị trường rất hiếm vì giá trị không cao nên không có nhiều người lai tạo, tuy nhiên bạn cũng có thể lên các kênh như chotot để tìm thử, biết đâu lại có đấy
Chó Shih Tzu lai chó Bắc Kinh
Dòng chó Shi Tzu lai phổ biến nhất hiện nay, Chó Shih Tzu lai với Pekingese nhìn sơ thì không thể nào phân biệt được với bố mẹ chúng, hầu như có rất ít sự khác biệt, điểm khác biệt duy nhất là nằm ở chất lông và màu lông của Chó Shih Tzu lai với Pekingese, lông chúng vừa mềm vừa mịn và có hơi thẳng + xoăn ở mặt
Chó Shih Tzu giá bao nhiêu?
Có sự cách biệt khá lớn về giá cả giữa những con Shih Tzu thuần chủng với những con Shih Tzu lai. Đối với nhiều người, giá của một con shih Tzu không phải quá đắt nhưng cũng không rẻ, khoảng 5 -7 triệu/con. Nhưng nếu đó là những con được đưa trực tiếp từ Thái Lan về, đã được đảm bảo về sức khỏe và nguồn gốc thuần chủng thì giá sẽ đắt hơn, cụ thể là 8 -10 triệu/con.
Nhưng nếu bạn muốn tìm mua một con Shih Tzu thuần chủng với giá rẻ thì nên tìm mua chó Shih Tzu mini teacup – những em kích thước chỉ bằng tách trà. Chúng chỉ có giá từ 2 – 4 triệu/con.
Giống chó thuần chủng hiện nay tại Việt Nam không còn quá nhiều, nhiều giống chó Nhật, chó Bắc Kinh, chó Poodle du nhập sang nước ta và đã được phối giống với chó Shih Tzu. Đây chính là lý do khiến dòng chó thuần chủng trở nên đắt đỏ hơn. Ngược lại, nếu ngân sách có hạn, bạn nên cân nhắc đến việc mua một con Shih Tzu lai. Trên thị trường các dòng chó lai giá vô cùng “hạt rẻ”:
- Chó Shih Tzu lai Poodle khoảng 1,5 triệu.
- Chó Shih Tzu lai Nhật có giá từ 1,6 – 1,7 triệu.
- Chó Shih Tzu lai Bắc Kinh đắt hơn không đáng kể tầm 1,8 triệu/con.
Mua chó Shih Tzu ở đâu?
Shih Tzu là giống chó chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam nên việc tìm mua được một con ưng ý cũng không dễ. Hiện tại, dù là ở những trại chó lớn nhất cả nước ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh cũng rất khó để tìm ra Shih Tzu. Những nguồn bán “chó Tây Thi” thường là các gia đình tự cho chó nhà mình nhân giống rồi đem rao trên các trang web, diễn đàn, chợ rao vặt trên mạng xã hội. Vì vậy, lời khuyên cho những ai muốn sở hữu một người bạn Shih Tzu cho riêng mình là hãy hỏi hỏi ở những nơi này.
Shih Tzu – một giống chó nhỏ con nhưng lại có sức quyễn rũ lớn không tưởng đối với những người nuôi chó. Nhìn chúng, bạn chắc chắn sẽ luôn có cảm giác muốn đem chúng bỏ túi mang đi muôn nơi. Còn ngại ngần gì mà không mang về cho mình một chú Sử Tử đá xinh xắn đi nào!
source https://duypets.com/cho-shih-tzu/
Nhận xét
Đăng nhận xét